https://suamaylanhnhanh.com

Cách vệ sinh bảo trì máy lạnh âm trần nối ống gió

HOTLINE: 0938 079 687

Cách vệ sinh bảo trì máy lạnh âm trần nối ống gió

Để đảm bảo máy lạnh âm trần đi hộng gió vẫn hoạt động ổn định, cung cấp đủ khí lạnh, cần thường xuyên bảo dưỡng vệ sinh máy. Đảm bảo thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh tránh bụi bẩn bám vào ảnh hưởng đến hiệu năng của máy lạnh âm trần nối ống gió.
 
1. Máy lạnh âm trần nối ống gió là gì?
 
-Máy lạnh âm trần nối ống gió hay còn gọi là máy điều hòa giấu trần nối ống gió. Chúng có cơ chế thổi khí lạnh qua các ống gió đã được thi công lắp đặt ở trên trần nhà và tránh bị lộ thiết bị ra bên ngoài. Điều này giúp cho các bộ phận của máy lạnh được bảo vệ tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tăng tuổi thọ sản phẩm. Đồng thời, các dây nối sẽ được giấu đi giúp tiết kiệm không gian, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
 
-Sản phẩm này được được ứng dụng trong biệt thự, chung cư, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại… hoặc những nơi có không gian lớn. Thiết bị có thiết kế rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, với nhiều công suất từ nhỏ đến lớn thích hợp lắp đặt ở rất nhiều không gian khác nhau. Khả năng hoạt động với công suất lớn nhằm mang đến không khí thoáng mát hơn các dòng máy treo tường khác trên thị trường.
 
-Đặc điểm nổi bật của máy lạnh âm trần nối ống gió : Thiết kế siêu mỏng, dễ dàng lắp đặt phía trên trần nhà. Các ống nối gió được gắn trực tiếp với máy lạnh nên khả năng làm mát nhanh ở không gian rộng. Cho nên luồng không khí mát hơn hẳn các dòng máy lạnh thông thường.
 
 
2. Cách vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió
 
Với thiết bị máy lạnh âm trần, tại mỗi chỗ nối ống gió sẽ có một cửa sâu 400 x 400 mm. Vì vậy, bạn quan sát trần nhà để xác định đúng vị trí của cửa đó, đó là nơi chúng ta sẽ mở máy lạnh âm trần ống gió để bảo trì.
 
-Làm sạch bộ lọc bụi
 
Đối với loại máy âm trần thì tấm lọc được đặt phía dưới thiết bị nên dễ dàng tháo rời. Lưới lọc được gắn vào hộp gió của miệng hút và miệng thổi bằng các gờ rất dễ tháo gỡ.
 
Tiến hành vệ sinh lưới lọc bằng máy bơm xịt áp lực cao để rửa lưới lọc. Hơn nữa, bạn nên để ý thật kĩ bụi bẩn trên lưới lọc xem có hết chưa để tránh bụi bẩn vẫn còn bám trên lưới. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng gió thổi và hút điều hòa bị yếu.
 
-Làm sạch lỗ thông hơi và ống dẫn
 
Nhiệm vụ này cần các bạn phải xác định được vị trí của quạt gió và khe hút gió để vệ sinh. Sử dụng một máy hút bụi có công suất trung bình để làm sạch ống dẫn khí và ống thông hơi. Tháo cửa hút gió của máy hút bụi và đưa ống hút của máy hút bụi vào ống gió, thao tác phải chính xác và nhẹ nhàng, nếu không ống gió sẽ bị biến dạng do chúng ta thường lắp ống gió mềm kèm bảo ôn.
 
-Làm sạch thân máy
 
Làm sạch thân máy ở vị trí cửa. Do máy được lắp âm trần nên sẽ ít bám bụi hơn so với máy treo tường.
 
-Làm sạch bộ làm mát
 
Bụi bẩn là nguyên nhân làm cho máy hoạt động kém. Vì thế, bạn nên vệ sinh bộ làm mát bằng máy hút bụi có công suất lớn để dọn dẹp bụi ở lưới tản nhiệt một cách hiệu quả.
 
 
 
 
-Vệ sinh dàn lạnh
 
Muốn kiểm tra máy thì chúng ta phải thông qua lỗ thông trần do máy được đặt ở phía trên trần nhà. Đây là bộ phận quan trọng và khó vệ sinh nhất nên chúng ta cần phải cẩn thận.
 
Bước 1 Tháo dỡ hộp gió cấp và gió hồi
 
Một số dòng máy trang bị thêm lưới lọc ở hộp gió để ngăn cản bụi xâm nhập vào bên trong máy trước khi luồng khí đi vào dàn trao đổi nhiệt của máy. Vì thế, chúng ta nên tháo lưới lọc ra và vệ sinh thật kĩ. Sau đó, bạn mới tiến hành tháo hai hộp gió bằng cách dùng tua vịt hoặc máy khoan cầm tay.
 
Bước 2 Che chắn phía dưới máy
 
Đôi lúc khi bạn vệ sinh máy cũng khó tránh nước văng khắp xung quanh ảnh hưởng đến máy. Do đó, bạn nên dùng bạt che chuyên dụng che chắn toàn bộ phía dưới máy. Điều này, giúp hạn chế ảnh hưởng đến trần thạch cao và các thiết bị điện xung quanh trong quá trình vệ sinh, xịt rửa. Bụi bẩn đi theo nước rơi xuống dưới sàn, bạn nên dùng xô để hứng nước.
 
Bước 3 Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt
 
Bụi bẩn nhiều là nguyên nhân khiến máy làm lạnh yếu. Xịt rửa là biện pháp để vệ sinh dàn trao đổi nhiệt. Sau đó, bạn mới tiến hành vệ sinh cánh quạt dàn lạnh. Chú ý trong quá trình vệ sinh, bạn nên che chắn thật kỹ phần board mạch và mô tơ quạt để tránh nước văng vào gây hư hỏng, chập mạch.
 
Bước 4 Vệ sinh máng thoát nước
 
Đôi khi máng thoát nước cũng tích tụ nhiều bụi bẩn, nấm mốc…gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung của máy. Vệ sinh bộ phận này để quá trình thoát nước của 
 
Bước 5 Lắp lại các bộ phận
 
Bạn cần kiểm tra kỹ hiệu quả các bước vệ sinh trước khi tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau. Đây là bước cuối cùng để hoàn tất quá trình vệ sinh dàn lạnh.
 
-Vệ sinh dàn nóng
 
Kiểm tra dàn nóng và các dấu hiệu của máy như rò rỉ nhớt và báo ngay với thợ bảo hành hãng để tiến hành bảo dưỡng kịp thời. Sau khi đặt dàn nóng ngoài trời, bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện của dàn nóng có bị hư hỏng không để có biện pháp xử lý. Kiểm tra xem vị trí dàn nóng có còn chắc chắn không; và dàn nóng có xê dịch không để xử lý.
 
Vị trí đặt dàn nóng của máy lạnh âm trần ở bên ngoài trời như các loại điều hòa khác. Dàn nóng có vỏ ngoài để chúng ta tháo ra, dùng xịt cao áp để vệ sinh toàn bộ phần dàn trao đổi nhiệt của thiết bị. Xịt rửa phần đế của máy thật kĩ vì khu vực này rất bẩn. Nếu chúng không được vệ sinh có thể gây hen gỉ và hư hỏng vỏ.
 
-Vệ sinh quạt dàn nóng
 
Sau khi sử dụng một thời gian thì quạt dàn nóng sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn. Bạn nên tháo các cánh quạt và vệ sinh quạt. Đối với cánh quạt khi xịt rửa thì chỉ cần phải dùng tua vít để giữ cánh quạt lại không cho quay tự do. Do xịt rửa với áp lực lớn khiến cho cánh quạt quay với tốc độ cao, dễ bắn nước vào làm cháy mô tơ của máy. Sau khi vệ sinh xong dàn nóng, tiến hành lắp đặt tất cả các bộ phận trở lại như ban đầu.
 
-Nạp gas bổ sung cho máy lạnh âm trần nối ống gió
 
Trước tiên, bạn nên kiểm tra hoạt động của máy lạnh và đo đạc các thông số, trình trạng vận hành của máy và áp suất gas của thiết bị. Nếu như thiết bị hết gas thì bạn nên bảo trì thiết bị.
 
Quá trình nạp gas cho dòng máy này tương tự như quá trình nạp gas cho các loại máy lạnh khác. Bạn nên xem trên dàn nóng là máy sử dụng loại gas nào và cường độ dòng điện hoạt động của máy là bao nhiêu sau đó mới tiến hành tra đồng hồ gas và đồng hồ đo điện vào máy để tiến hành nạp gas.
 
 
 
 
3.Lưu ý khi vệ sinh bảo trì máy lạnh âm trần nối ống gió
 
-Bảo dưỡng thiết bị này không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và hiểu biết về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của sản phẩm này. Do vậy, bạn không nên tự vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió nếu chưa có kinh nghiệm.
 
-Trước khi tiến hành bảo dưỡng máy, nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ và thiết bị như thang xếp máy bơm, máy hút bụi, mỏ lết, kìm, đồng hồ đo gas, ampe…Ngắt máy trước khi vệ sinh khoảng 5 tiếng. Tránh trình trạng các bộ phận, thiết bị của máy vẫn còn tích điện. Kiểm tra thật kỹ trình trạng hoạt động của máy xem có bị hư hỏng chỗ nào không?
 
-Trước khi vệ sinh đến bộ phận máng nước phải xả nước tích tụ ở máng nước ra trước, lấy xô, chậu ra hứng cho đến khi chảy nước hết ra. Cánh tản nhiệt có thể dễ bị biến dạng trong quá trình vệ sinh. Khi đó, bạn nên điều chỉnh xịt nước xuôi thẳng theo chiều của cánh tản nhiệt.
 
-Bo mạch là bộ phận bạn nên kiểm tra kĩ xem có bị ẩm ướt gì không? Các dấu nối dậy theo thứ tự đúng chưa, các giắc cắm có lỏng lẻo hay hư hỏng nên kiểm tra lại. Khi tháo vặn ốc vít nên để tập trung vào một chỗ, tránh trường hợp lạc mất. Bạn cũng nên đỡ mặt nạ của máy, phòng trường hợp rơi trúng những người xung quanh.
 
4.Liên hệ vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió - Điện Lạnh Bá Tuấn
 
 
-Hotline: 0938079687
 
-Email: maylanhbatuan@gmail.com
 
-Địa Chỉ: 17a Trần Bình Trọng, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM
 
-Website: suamaylanhnhanh.com
 
ĐIỆN LẠNH BÁ TUẤN - Đối Tác Đáng Tin Cậy Cho Bạn
 
 

 

Thông tin khác

Hotline