https://suamaylanhnhanh.com

Sửa Tủ lạnh hoạt động nhưng không lạnh

HOTLINE: 0938 079 687

Sửa Tủ lạnh hoạt động nhưng không lạnh

Tủ lạnh không lạnh là một trong những lỗi thường gặp, gây ra nhiều bất tiện bởi điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc bảo quản thực phẩm, thức ăn. Vậy vì sao tủ lạnh như Tủ Lạnh vẫn chạy nhưng không lạnh? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

1. Dấu hiệu nhận biết lỗi tủ lạnh không lạnh

 
Hiện tượng tủ lạnh không đủ lạnh dễ nhận biết qua biểu hiện thiết bị vẫn hoạt động bình thường nhưng tủ không mát, ngăn đá bị tan nên không thể cấp đông cho thực phẩm được. 
Ngay khi thấy dấu hiệu ngăn đá tủ lạnh không đông bất thường này, bạn cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt, để tránh làm hỏng cả thiết bị.  
 

2. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh vẫn chạy nhưng không lạnh

 
Sau đây là những lý do làm cho tủ lạnh không lạnh và cách xử lý mà bạn có thể tham khảo: 
2.1. Nguồn điện bị yếu hoặc chập chờn
 
Nguyên nhân làm cho nguồn điện chập chờn có thể là do bạn sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, đường dây điện bị rò rỉ,...
Cách khắc phục: Bạn nên tắt cầu dao điện và xem xét nguồn điện có bị rò rỉ không. Với trường hợp, nguồn điện quá tải thường xuyên, người dùng nên trang bị thêm máy ổn áp để giúp duy trì nguồn điện ổn định vào tủ lạnh, giúp thiết bị này hoạt động hiệu quả.
2.2. Phích cắm hoặc ổ cắm điện bị lỏng
 
Tủ lạnh không đủ độ lạnh có thể là do phích cắm điện và ổ cắm không tương thích với nhau, dẫn tới nguồn điện vào tủ lạnh bị chập chờn nên thiết bị không thể làm lạnh. 
Cách khắc phục: Với trường hợp này, người dùng nên đổi ổ cắm điện mới phù hợp với phích cắm và đảm bảo cắm phích sát vào ổ. 
2.3. Dây nguồn bị đứt
 
Trong trường hợp dây điện tủ lạnh bị đứt, gãy thì nguồn điện chắc chắn không thể nạp vào thiết bị, gây ra hiện tượng thiết bị không lạnh. 
Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra, nối (hàn) dây nguồn cẩn thận, quấn kỹ phần băng keo cách điện xung quanh mối nối để đảm bảo an toàn. 
 
2.4. Lỗ thông gió ngăn mát bị tắc, nghẹt
 
Lỗ thông gió (hay còn gọi là họng gió) là nơi gió từ ngăn đá luân chuyển xuống ngăn mát. Nếu lỗ thông gió bị hư hỏng, nghẹt, tắc… do bụi bẩn hay tụ đá thì hơi lạnh không thể lưu thông giữa hai ngăn, làm cho tủ lạnh không cung cấp đủ nhiệt lạnh để bảo quản thực phẩm. 
Cách khắc phục: Nếu lỗ thông gió đóng tuyết, đóng cặn, bạn thử xả tủ trong 4 - 5 giờ và làm sạch tủ cẩn thận. Còn nếu ống dẫn khí bị đứt, gãy, cong vênh… thì bạn phải liên hệ trung tâm sửa chữa để thay mới. 
2.5. Dàn lạnh bên trong bị đóng tuyết
 
Một trong những lý do khiến tủ lạnh vẫn chạy nhưng không lạnh là thiết bị bị hỏng tính năng xả tuyết tự động hoặc không được trang bị tính năng đó (thường ở các dòng tủ lạnh đời cũ). Vậy nên, dàn lạnh của tủ dễ bị đóng tuyết và không thể giúp tủ lạnh làm lạnh như bình thường. 
Cách khắc phục: Đối với máy không có tính năng xả tuyết, người dùng cần định kỳ xả lạnh cho tủ trong vòng 4 - 5 tiếng. Còn trong trường hợp máy bị hư hỏng chế độ xả tuyết, bạn liên hệ trung tâm sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. 
2.6. Bộ phận xả đá bị hỏng
 
Bộ phận xả đá có công dụng loại bỏ tuyết bám trên dàn lạnh, từ đó giúp tiết kiệm điện năng và nâng cao tuổi thọ tủ lạnh. Khi bộ phận này gặp vấn đề, lớp băng tuyết sẽ hình thành và bao bọc kín dàn làm lạnh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh bên trong tủ. 
Cách khắc phục: Bạn thực hiện xả đá cho tủ trong 30 - 60 phút, vệ sinh thiết bị, kiểm tra xem thử bộ phận có hư hỏng gì không và liên hệ nhân viên sửa chữa xử lý.  
2.7. Tủ lạnh bị rò rỉ gas gây hao hụt, cạn kiệt
 
 Nếu tủ lạnh bị rò rỉ khí gas vì thủng dàn lạnh hoặc ống dẫn đồng bị gãy, nứt thì không chỉ tủ lạnh không lạnh, mà còn có nguy cơ dẫn tới cháy nổ. 
Cách khắc phục: Bạn cân nhắc thay dàn lạnh mới nếu lỗ thủng dàn lạnh quá lớn và thay ống dẫn đồng mới nếu cần.  
2.8. Block tủ lạnh bị hỏng
 
Block đảm nhiệm bơm và nén khí gas lên dàn nóng để đưa nhiệt qua dàn lạnh làm lạnh toàn bộ tủ. Khi block quá tải, quạt tản nhiệt bị hỏng hoặc bám bẩn quá nhiều thì không thể hoạt động
 
Cách khắc phục: Nếu tự thay block tủ lạnh hoặc sửa chữa block tại nhà khá khó khăn vì quy trình tháo - gắn khá phức tạp. Vì vậy, bạn nên liên hệ đội ngũ kỹ thuật viên sửa chữa. 
2.10. Cửa tủ lạnh không được đóng kín hoặc bị hở viền cao su
 
Trên cánh cửa tủ lạnh thường gắn một lớp viền cao su, nhằm tăng độ khít giữa phần cánh và thân tủ. Sau một thời gian sử dụng, lớp cao su này có thể bị rách, hỏng hoặc mất độ bám dính khiến hơi lạnh thoát ra ngoài và ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ. 
Cách khắc phục: Bạn kiểm tra viền cao su có bị hở hay không bằng cách chèn một tờ giấy giữa cánh cửa và tủ. Khi đóng lại, nếu tờ giấy có thể di chuyển lên xuống dễ dàng thì cửa bị hở. Lúc này, bạn cân nhắc thay mới viền cao su để đảm bảo công suất hoạt động của thiết bị.  
2.11. Công tắc chỉnh nhiệt độ ở sai chế độ
 
Công tắc điều chỉnh nhiệt độ giúp bạn tùy chỉnh công suất làm lạnh của tủ nhanh chóng. Nếu bạn cần làm lạnh thực phẩm nhanh, nhưng chưa chỉnh sang chế độ MID hay MAX 
 

3. Một số lưu ý khi sử dụng tủ lạnh

 
Để tăng tuổi thọ cho tủ lạnh và ít gặp phải vấn đề khó chịu, bạn cần lưu ý:
+ Đặt tủ lạnh ở nơi khô ráo, thoáng mát và hạn chế đặt ở góc nhà, gần bếp, gần cạnh nguồn nước… 
+ Không nên chất quá nhiều thực phẩm bên trong tủ lạnh. 
+ Hạn chế đóng/mở cửa tủ quá nhiều lần. 
+ Kiểm tra cửa tủ cẩn thận, tránh trường hợp cửa đóng chưa kín, nhằm tránh lãng phí điện. 
+ Không nên cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh. 
+ Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp với lượng thực phẩm bên trong. 
+ Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng 3 - 6 tháng/lần, giúp thiết bị hoạt động tốt hơn và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dùng. 

 

Thông tin khác

Hotline